4 Quy trình xây dựng thang lương, bảng lương:


 Để xây dựng một thang, bảng lương cho doanh nghiệp cần tiến hành 4 bước sau

Xác định chức danh công việc

-  Đây là bước đầu tiên trong quá trình xâydựng thang, bảng lương cho doanh nghiệp.
- Trước tiên cần tiến hành thống kê đầy đủ các cơng việc theo từng chức danh đang sử dụng trong doanh nghiệp.
- Sau đó thu thập các thông tin về từng vị trí công việc cụ thể nhằm xác định các nhiệm vụ, các mối quan hệ trong công việc của từng chức danh công việc và xác định các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ học vấn, kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, thể lực, điều kiện làm việc … của từng công việc đó (Phân tích công việc)


 Đánh giá công việc

“Đánh giá công việc là việc xác định một cách có hệ thống trị giá tương đối hay giá trị của mỗi công việc trong một tổ chức”
Đánh giá công việc nhằm sắp xếp các cơng việc theo một hệ thống thứ bậc về giá trị từ thấp đến cao.
Có nhiều phương pháp đánh giá công việc khác nhau như:
- Phương pháp xếp hạng: Hội đồng đánh giá sẽ đánh giá các công việc và xếp chúng theo thứ hạng từ việc có giá trị cao nhất đến việc có giá trị thấp nhất.
 - Phương pháp phân loại: Hội đồng đánh giá sẽ xác định trước một số hạng sau đó đưa ra tiêu chí cho từng hạng cộng việc, rồi đối chiếu so sánh bản mô tả công việc đó với các tiêu chí của từng hạng và sau đó công việc sẽ được sắp xếp và các hạng phù hợp. - Phương pháp so sánh các yếu tố: trong phương pháp này mỗi công việc sẽ được đánh giá nhiều lần, với mỗi một yếu tố thù lao các công việc sẽ được so sánh với nhau và được sắp xếp theo một thứ tự, nhờ đó nó sẽ được nhận một giá trị tương xứng. - --
- Phương pháp cho điểm: đây là phương pháp khá phổ biến. Đối với phương pháp này thì mỗi công việc sẽ đánh giá và xác định một số điểm cụ thể, đó là cơ sở để xác định mức tiền công cho công việc.
Mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng vì vậy tuỳ thuộc vào đặc điểm doanh nghiệp mà lựa chọn một phương pháp đánh giá phù hợp hoặc cũng có thể kết hợp các phương pháp khác nhau.
Dưới đây là trình tự đánh giá công việc bằng phương pháp cho điểm.
+ Bước 1: Xác định các yếu tố thù lao để làm căn cứ đánh giá giá trị công việc. Để xác định các yếu tố này cần căn cứ vào đặc điểm, nội dung công việc, thông thường có thể phân thành các nhóm yếu tố sau:
 - Kiến thức và kỹ năng
- Thể lực
 - Trách nhiệm
 - Điều kiện làm việc.
 Đây là những yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả làm việc của người lao động. Ví dụ như nhóm yếu tố “kiến thức và kỹ năng” đây là nhóm yếu tố được coi là quan trọng khi thực hiện công việc bởi phải có đủ kiến thức về công việc, và phải có được các kỹ năng cần thiết thì mới có thể thực hiện được công việc. Trong mỗi nhóm lại xác định những yếu tố cụ thể tuỳ thuộc vào từng ngành nghề để đánh giá cho phù hợp

+  Bước 2: Xác định điểm cho các yếu tố

 Sau khi xác định được danh sách các yếu tố công việc chúng ta cần xác định điểm cho từng yếu tố. Mỗi yếu tố của công việc được ấn định một số điểm cụ thể, số điểm này phản ánh mức độ quan trọng của yếu tố đó trong công việc, càng quan trọng thì số điểm càng cao. Để xác định điểm cho từng yếu tố cần tiến hành như sau:
- Xác định trọng số cho từng nhóm yếu tố, nhóm yếu tố nào quan trọng thì chiếm tỷ lệ lớn phản ánh mức độ quan trọng của yếu tố đó trong công việc. Để xác định được trọng số này thì phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất cơng việc vì vậy cần tham khảo ý kiến của những người làm việc trực tiếp hoặc những người quản lý trực tiếp đó là những người hiểu rõ công việc nhất.
- Xác định tổng số điểm của tất cả các nhóm yếu tố. Tổng số điểm càng lớn thì độ chính xác khi đánh giá càng cao. Trên cơ sở tổng số điểm và trọng số của từng nhóm yếu tố ta xác định điểm cụ thể cho từng nhóm yếu tố.
Ví dụ: Chúng ta xác định các yếu tố công việc là: Kiến thức và kỹ năng; thể lực; trách nhiệm; điều kiện làm việc; trong đó kiến thức và kỹ năng là yếu tố được xác định là quan trọng nhất sẽ chiếm tỷ lệ( trọng số) cao nhất là 40% , yếu tố thể lực đứng vị trí thứ 2 chiếm 30% , thứ 3 là yếu tố trách nhiệm chiếm 20%, cuối cùng là yếu tố điều kiện làm việc chiếm 10%.
Tổng điểm xác định là 500 điểm khi đó điểm cho từng yếu tố được xác định như bảng dưới:
Nhóm yếu tố Trọng số Điểm Kiến thức và kỹ năng 40% 200 Thể lực 30% 150 Trách nhiệm 20% 100 Điều kiện làm việc 10% 50
 - Khi đã xác định được điểm của các nhóm yếu tố ta tiếp tục xác định điểm cho các yếu tố cụ thể trong từng nhóm theo nguyên tắc từ thấp tới cao phụ thuộc vào mức độ quan trọng của các yếu tố.

Bước 3: Đánh giá giá trị vị trí các công việc:

 Để đánh giá giá trị của từng vị trí công việc cần sử dụng bản Mô tả công việc, Bản yêu cầu của người thực hiện đối với công việc và cùng với thang điểm các yếu tố công việc đã xác định ở bước trên chúng ta tiến hành đánh giá:
 - Xác định mức độ phức tạp của công việc. Với mỗi vị trí công việc cần xác định độ phức tạp của công việc thuộc mức độ nào trong các mức độ của hệ thống các yếu tố đã xác định ở trên.
- Sau khi xác định mức độ phức tạp của cơng việc cần đối chiếu với hệ thống thang điểm của từng yếu tố, và xác định điểm cho từng yếu tố đĩ.
 - Cuối cùng cộng tổng số điểm của tất cả các yếu tố của cơng việc ta sẽ cĩ được số điểm phản ánh mức độ phức tạp hay giá trị công việc. Tổng số điểm của công việc nào cao chứng tỏ công việc đó phức tạp hay có giá trị lớn hơn những công việc có số điểm thấp.

Bước 4: Tổng hợp và cân đối lại số điểm của các vị trí:

 Sau khi đã đánh giá và có được số điểm của từng vị trí công việc, cần tiến hành tổng hợp lại tồn bộ việc đánh giá cho điểm các công việc vào một bảng tổng hợp chung. Trên cơ sở bảng tổng hợp này, doanh nghiệp rà sóat lại, cân đối lại việc cho đánh giá,giá trị công việc nhằm đảm bảo giá trị các công việc được đánh giá phù hợp với thực tế và đảm bảo mối tương quan giữa các công việc.




 Xác định ngạch lương:

 “Ngạch tiền cơng (ngạch lương) là một nhóm các cơng việc dọc theo hệ thống thứ bậc về giá trị của các công và được trả cùng một mức tiền công.Công việc trong một ngạch lương là những công việc có giá trị tương đối bằng nhau, chúng tương đồng với nhau về đặc điểm, tính chất, nội dung công việc. Sau khi đã xác định được các ngạch lương cần xác định mức lương cho từng ngạch.
Một ngạch lương có thể có một mức lương duy nhất nhưng cũng có thể là một khoảng tiền công để trả cho những người lao động khác nhau trong cùng một ngạch.


- Xác định bội số của thang lương: Bội số của thang lương được xác định bằng cơng thức:
B = S max / Smin
Trong đó: - B là bội số của thang lương
- S max là mức lương cao nhất của ngạch lương - Smin là mức lương thấp nhất trong ngạch
- Xác định số bậc của thang lương: Số bậc c - Xác định hệ số của bậc lương: Để xác định được hệ số lương của bậc lương cần xác định hệ số khoảng cách giữa hai bậc liền kề, điều này cịn phụ thuộc vào việc thang lương này là thang lương có hệ số tăng tương đối đều đặn ( tỷ lệ tăng ở các bậc bằng nhau), hệ số tăng tương đối luỹ tiến (tỷ lệ tăng ở bậc sau cao hơn tỷ lệ tăng ở bậc trước) hay hệ số tăng tương đối luỹ thối (tỷ lệ tăng ở bậc sau thấp hơn tỷ lệ tăng ở bậc trước. Trên cơ sở đó ta mới xác định được hệ số lương của các bậc.
ủa thang lương phụ thuộc vào độ lớn tăng lương trong tương quan với độ lớn khoảng tiền cơng.
Nhưng cần lưu ý hệ số khoảng cách dù tăng đều đặn, luỹ tiến hay luỹ thối thì hệ số bậc khởi điểm và bậc cuối cùng (bậc cao nhất) của ngạch khơng thay đổi.
Hi = Hi-1 * hkc
Trong đó: - Hi là hệ số lương bậc I - Hi-1 là hệ số lương bậc liền kề trước bậc i
- Hkc là hệ số khoảng cách
- Xác định mức lương cho từng bậc: Mức lương cụ thể của mỗi bậc được xác định như sau:
Si = S1 * Hi
Trong đó: - Si : Mức lương bậc i - S1 :
Mức lương bậc 1 ( thấp nhất) của ngạch
- Hi : Hệ số lương bậc i

Vai trò của thang , bảng lương: Việc xây dựng thang, bảng lương cho doanh nghiệp là rất cần thiết bởi thang, bảng lương giúp doanh nghiệp đảm bảo cơng bằng trong trả lương. Thang, bảng lương giúp cho người lao động dễ dàng so sánh sự công, đóng góp và quyền lợi của họ với người khác để họ nỗ lực phấn đấu. Thang, bảng lương giúp doanh nghiệp dễ dàng kế hoạch hố quỹ lương để đảm bảo nguồn chi lương. Thang, bảng lương giúp cho người lao động có được kỳ vọng phấn đấu để đạt những vị trí có mức lương cao hơn thang lương . 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5 ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG HỆ THỐNG LƯƠNG 3P THÀNH CÔNG

HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT